Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Bé Chuẩn WHO Từ 0-10 Tuổi

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé

Bảng chiều cao cân nặng của bé đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe và phát triển của con từng tháng tuổi. Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) đã xây dựng tiêu chuẩn này nhằm cung cấp một hướng dẫn cho bố mẹ trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ từ 0 đến 10 tuổi. Hãy cùng TOPKID tìm hiểu bảng chiều cao cân nặng của bé từ 0-10 tuổi theo tiêu chuẩn WHO để theo dõi và điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Bảng chiều cao cân nặng của bé trai

Theo quy định của tổ chức Y tế thế giới WHO, bảng đo chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai từ 0-10 tuổi được xác định như sau:

Tháng tuổi Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)
Sơ sinh 49.9 3.3
1 tháng 54.7 4.5
2 tháng 58.4 5.6
3 tháng 61.4 6.4
4 tháng 63.9 7.0
5 tháng 65.9 7.5
6 tháng 67.6 7.9
7 tháng 69.2 8.3
8 tháng 70.6 8.6
9 tháng 72.0 8.9
10 tháng 73.3 9.2
11 tháng 73.5 9.4
12 tháng 75.7 9.6
15 tháng 79.1 10.3
18 tháng 82.3 10.9
21 tháng 85.1 11.5
24 tháng 87.1 12.2
3 tuổi 96.1 14.3
4 tuổi 103.3 16.3
5 tuổi 110.0 18.3
6 tuổi 116.0 20.5
7 tuổi 121.7 22.9
8 tuổi 127.3 25.4
9 tuổi 132.6 28.1
10 tuổi 137.8 31.2

Bảng chiều cao cân nặng của bé gái

Theo quy định của tổ chức Y tế thế giới WHO, bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0-10 tuổi được xác định như sau:

Tháng tuổi

Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)
Sơ sinh 49.1 3.2
1 tháng 53.7 4.2
2 tháng 57.1 5.1
3 tháng 59.8 5.8
4 tháng 62.1 6.4
5 tháng 64.0 6.9
6 tháng 65.7 7.3
7 tháng 67.3 7.6
8 tháng 68.7 7.9
9 tháng 70.1 8.2
10 tháng 71.5 8.5
11 tháng 72.8 8.7
12 tháng 74.0 8.9
15 tháng 77.5 9.6
18 tháng 80.7 10.2
21 tháng 83.7 10.9
24 tháng 86.4 11.5
3 tuổi 95.1 13.9
4 tuổi 102.7 16.1
5 tuổi 109.4 18.2
6 tuổi 115.1 20.2
7 tuổi 120.8 22.4
8 tuổi 126.6 25.0
9 tuổi 132.5 28.2
10 tuổi 138.6

31.9

Chiều cao và cân nặng trung bình của bé

Đối với cả bé trai và bé gái, chiều cao cân nặng trung bình của bé qua các giai đoạn: 

  • Trẻ sơ sinh: chiều cao trung bình là khoảng 49,5cm, cân nặng trung bình là khoảng 3,175 kg.
  • Trẻ em từ 12 – 24 tháng tuổi: chiều cao của trẻ sẽ tăng trưởng từ 10 – 12 cm và cân nặng tăng khoảng 2,27 kg. 
  • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: cân nặng của trẻ sẽ tăng khoảng 2kg mỗi năm. Chiều cao tăng thêm 8cm trong giai đoạn từ 2-3 tuổi và tăng 7cm từ 3-4 tuổi. 
  • Trẻ em từ 5 – 8 tuổi: Chiều cao của bé sẽ tăng từ 5-8cm mỗi năm. Cân nặng cũng tăng từ 2-3kg mỗi năm từ 6 tuổi đến khi dậy thì.

Chiều cao và cân nặng trung bình của bé

Cách xác định trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân hay thấp còi 

Nhằm mục đích giúp ba mẹ theo dõi sức khỏe của trẻ một cách thuận tiện. TOPKID hướng dẫn các bậc phụ huynh cách xác định trẻ suy dinh dưỡng hay thấp còi qua bảng sau. Bảng này bao gồm 3 cột: Độ tuổi, Cân nặng và Chiều cao. Các bậc phụ huynh có thể tìm thông tin bằng cách tìm đúng “độ tuổi” của bé và xem dữ liệu tương ứng theo cột “Cân nặng” và “Chiều cao”.

Một số thông tin hữu ích khi đọc bảng:

  • TB (Trung bình): Các chỉ số chiều cao và cân nặng của bé đang ở mức trung bình.
  • Trên +2SD: Bé có thể gặp vấn đề về béo phì (nếu xét theo cân nặng) hoặc vượt quá mức cao (nếu xét theo chiều cao).
  • Dưới -2SD: Bé đang gặp vấn đề suy dinh dưỡng, thiếu cân và thấp còi.
Cách xác định trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân hay thấp còi qua bảng chiều cao cân nặng của bé
Bảng chiều cao cân nặng của bé trai và bé gái

Trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi 

Gợi ý ba mẹ 3 chỉ số xác định bé từ 0 – 59 tháng tuổi có bị suy dinh dưỡng hay không:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi < -2SD (tương đương khoảng 80% so với chuẩn cân nặng trung bình) cho thấy trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi < -2SD: đây là dấu hiệu của suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao < -2SD: đây là dấu hiệu của suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm).

Trẻ từ 5 -18 tuổi

Gợi ý ba mẹ 2 chỉ số xác định bé từ 5 – 18 tuổi có bị suy dinh dưỡng hay không:

  • Khi chỉ số BMI (khối lượng cơ thể / bình phương chiều cao) < -2SD: trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm.
  • Khi chỉ số chiều cao theo tuổi < -2SD (tương đương khoảng 90% so với chuẩn trung bình): trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Xem thêm: 8 Cách phát triển bán cầu não phải giúp con thông minh hơn

Cách xác định trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân hay thấp còi ở trẻ từ 5 đến 18 tuổi

 

Những điểm quan trọng về chiều cao cân nặng của bé

Chiều cao cân nặng của bé thường có các giai đoạn phát triển đặc biệt trong giai đoạn dậy thì. Trong giai đoạn này, ba mẹ có thể quan sát thấy những thay đổi đáng kể trong cân nặng và chiều cao của trẻ.

Mỗi trẻ, bất kể độ tuổi nào cũng đều cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để phát triển toàn diện. Do đó, không nên áp dụng chế độ ăn kiêng cho trẻ vì điều này có thể dẫn đến các vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng. Dẫn đến các bệnh như loãng xương, xương giòn, dậy thì muộn và những vấn đề khác.

Những điểm quan trọng về chiều cao cân nặng của bé

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé ba mẹ cần lưu ý:

  • Sinh non: trẻ sinh non cân nặng thường sẽ thấp hơn so với trẻ em sinh đủ ngày.
  • Sức khỏe của mẹ bầu: trong quá trình mang thai có thể sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Việc không chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố gây nhẹ cân cho trẻ. 
  • Nội tiết tố: các rối loạn hormone cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Như lượng hormone tăng trưởng thấp hoặc hormone tuyến giáp thấp.
  • Di truyền: Các yếu tố di truyền như hội chứng Down, hội chứng Turner hay hội chứng Noona có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Vấn đề sức khỏe: Các bệnh mạn tính, rối loạn tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ. Dẫn đến trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với mức trung bình.
  • Thời gian ngủ: thường ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ngủ ít khiến cơ thể mệt mỏi và không đủ năng lượng để trẻ hoạt động.
  • Loại thuốc và trẻ đang sử dụng: Sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé

 

Cách giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng toàn diện

Dưới đây là một số cách ba mẹ có thể áp dụng để giúp con phát triển toàn diện:

  • Thêm bữa phụ cho bé: Khi bé đã ăn tốt các bữa chính, hãy bổ sung thêm bữa phụ để bé có thêm năng lượng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và chọn nguồn protein từ thịt nạc và đậu. Hạn chế sử dụng sữa ít béo, thực phẩm nhanh, thức ăn có nhiều đường và chất béo bão hòa.
  • Hạn chế ăn vặt không lành mạnh: Giảm món quà vặt có nhiều đường và calo ít dinh dưỡng. Thay thế bằng rau củ, quả, các loại cá giàu axit béo Omega-3.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Thúc đẩy trẻ tham gia hoạt động ngoài trời như chạy, nhảy, bơi lội để hỗ trợ phát triển chiều cao và tăng cường sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Kiểm soát thời gian trẻ xem TV, chơi game và sử dụng mạng xã hội để khuyến khích trẻ tìm các hoạt động khác.
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Đặt thời gian ngủ phù hợp cho trẻ, trung bình từ 9-12 giờ mỗi ngày. Để tăng cường sự phát triển và tránh tình trạng thèm ăn quá mức.

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại và cách cai nghiện hiệu quả

Cách giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng toàn diện

Kết luận

Chiều cao cân nặng của bé là yếu tố mà ba mẹ luôn quan tâm trong từng giai đoạn phát triển của trẻ. Để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh việc luôn kiểm tra cân nặng và chiều cao cho con là điều cần thiết. Với những chia sẻ trên của TOPKID, hy vọng quý phụ huynh có thêm cho mình những thông tin bổ ích trên con đường nuôi dạy trẻ. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ TOPKID để được hỗ trợ nhé!

Liên hệ

TOPKID – Phát Triển Trẻ Toàn Diện với phương châm: CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU
TOPKID tin rằng: “Mỗi trẻ đều là 1 Thiên Tài”
TOPKID hiểu rằng: “Chất lượng học là điều Quý Phụ Huynh và Trung Tâm quan tâm”
TOPKID mong muốn: “Mỗi trẻ đều được phát huy tiềm năng tối đa”
TOPKID mong rằng: “Sự cố gắng của Giáo Viên cùng Quý Phụ Huynh sẽ mang lại kết quả mong muốn”

Hotline Tư vấn: 0868.159.179
TOPKID – Phát Triển Trẻ Toàn Diện
Facebook TOPKID tiền tiểu học
Facebook TOPKID EDUALL

 

đăng ký tư vấn ngay