Lợi ích của giáo dục STEM THCS? Cách áp dụng STEM THCS

lợi ích của giáo dục STEM THCS và cách áp dụng STEM THCS

Giáo dục STEM THCS hiện nay đã và đang trở thành một xu hướng mới trong việc đào tạo và giảng dạy tại các trường. Không chỉ riêng ở bậc học Cao Đẳng hay Đại Học, phương pháp giáo dục STEM tại các trường THCS cũng đang được chú trọng và áp dụng nhiều. Vậy lợi ích của giáo dục STEM khi ứng dụng cho học sinh THCS là gì? Giáo dục STEM THCS được áp dụng như thế nào? Hãy cùng TOPKID tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của giáo dục STEM THCS

Giáo dục STEM THCS giúp học sinh học tập một cách chủ động và tự mở rộng vốn kiến thức của mình thông qua các dự án học tập. Giúp các em phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng giải quyết vấn đề. 

Phát triển tư duy sáng tạo

Giáo dục STEM THCS tạo cơ hội cho các em học tập bằng cách trải nghiệm thực tế và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau. Trong quá trình học STEM, học sinh THCS thường sẽ được thực hành các dự án, thí nghiệm khoa học. Các buổi học này sẽ giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích thông tin. 

Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Thế mạnh hàng đầu của phương pháp giáo dục STEM THCS là tạo cho học sinh cơ hội học tập bằng cách trải nghiệm thực tế và ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó, giúp các em có khả năng nhận thức được các vấn đề xung quanh, tự làm chủ suy nghĩ và hành động của mình.

Giáo dục STEM THCS giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Giáo dục STEM THCS giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Bản chất của phương pháp giáo dục STEM THCS là học liên kết các môn có kiến thức bổ trợ với nhau. Do đó khi tiếp cận với STEM đòi hỏi các em phải liên tục trao đổi thông tin và tương tác với nhau để giải quyết vấn đề. Qua đó các em sẽ được nâng cao kiến thức, nâng cao khả năng giao tiếp và phối hợp thực hiện công việc trong một đội nhóm.

Chuẩn bị kỹ năng cho tương lai

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, dự kiến trong tương lai các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM có xu hướng cần nhiều nguồn nhân lực. Ứng dụng phương pháp giáo dục STEM THCS sẽ giúp học sinh tiếp cận sớm các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Từ đó giúp các em sớm xây dựng được nền tảng vững chắc cho ngành nghề tiềm năng về khoa học và công nghệ. 

Xem thêm: Giáo dục STEM là gì? Sự khác nhau giữa giáo dục STEAM và STEM

Giáo dục STEM THCS giúp trẻ chuẩn bị kỹ năng cho tương lai
Giáo dục STEM THCS giúp trẻ chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho tương lai

Cách áp dụng giáo dục STEM cho học sinh THCS

Việc áp dụng giáo dục STEM THCS cho học sinh cần đáp ứng đủ 3 yếu tố: giáo án/ bài giảng, trang thiết bị và hoạt động thực hành. Nhà trường và giáo viên cần phối hợp tạo ra những hoạt động học tập mang tính thực tế cho học sinh tham gia trải nghiệm. 

Thiết kế bài giảng đa dạng chủ đề

Giáo viên cần chuẩn bị trước đa dạng các bài giảng STEM với nhiều chủ đề giải quyết các vấn đề xoay quanh trong cuộc sống. Bên cạnh, giáo viên nên thiết kế bài giảng với đa dạng phương pháp trình bày như: sơ đồ, biểu đồ, minigame, trình chiếu bài giảng… Nhằm thúc đẩy học sinh tương tác với nhau, tạo cho học sinh cảm giác dễ hiểu và dễ tiếp thu kiến thức. 

Trang bị phòng thực hành, thiết bị cần thiết

Phòng thực hành và trang thiết bị cần thiết là một phần không thể thiếu trong các buổi học STEM. Các trường áp dụng giáo dục STEM THCS cần xây dựng phòng thực hành và trang bị đầy đủ các thiết bị, công cụ học tập như: máy móc, dụng cụ thí nghiệm, phần mềm mô phỏng… Nhằm mang đến các buổi học chất lượng, giúp trẻ nâng cao khả năng ứng dụng thực hành. 

Phòng thực hành giáo dục STEM THCS
Phòng thực hành là yếu tố quan trọng phục vụ giáo dục STEM THCS

Tổ chức các hoạt động thực hành

Các dự án thực hành giúp học sinh áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế hiệu quả. Do đó đây là hoạt động không thể thiếu khi áp dụng giáo dục STEM THCS tại các trường. Giáo viên có thể tổ chức và khuyến khích học sinh thực hiện các dự án khoa học nhỏ. 

Ví dụ như: dự án chế tạo robot đơn giản, trồng cây thủy canh, hay thiết kế hệ thống lọc nước. Những dự án này không quá phức tạp và phù hợp với khả năng của các em. Chúng sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức và phát triển kỹ năng làm việc nhóm. 

Xem thêm: Khám phá phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Các chủ đề STEM THCS đơn giản

Tổ chức các buổi thực hành STEM cho học sinh tạo nên sự thành công khi ứng dụng giáo dục STEM THCS. Giáo viên có thể áp dụng các chủ đề STEM đơn giản dưới đây vào các hoạt động thực hành cho học sinh trên lớp. 

Dự án Chế tạo mạch điện đơn giản

Học sinh có thể học cách chế tạo một mạch điện đơn giản bằng cách sử dụng pin, bóng đèn và dây dẫn. Đây là cách tuyệt vời để giáo viên giới thiệu đến học sinh các khái niệm về điện và năng lượng, đồng thời giúp học sinh thực hành các kỹ năng kỹ thuật cơ bản.

Dự án chế tạo mạch điện đơn giản trong giáo dục STEM THCS
Dự án chế tạo mạch điện đơn giản trong giáo dục STEM THCS giúp học sinh thực hành kỹ thuật cơ bản

Dự án Lập trình robot đơn giản

Với các bộ kit robot như LEGO Mindstorms hoặc Arduino, học sinh có thể tự lập trình và điều khiển robot để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản. Dự án này giúp học sinh làm quen với lập trình và kỹ thuật điện tử một cách thú vị và thực tế.

Dự án Xây dựng cầu bằng vật liệu tái chế

Đây là một bài tập đơn giản yêu cầu học sinh tự thiết kế và xây dựng một cây cầu bằng các vật liệu tái chế như: que kem, giấy và dây buộc. Dự án này giúp học sinh hiểu thêm về nguyên lý kỹ thuật và kết cấu, đồng thời khuyến khích tư duy sáng tạo của trẻ.

Dự án Thí nghiệm số liệu toán học

Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các thí nghiệm về số liệu như: đo tốc độ di chuyển của một vật hay tính toán sự thay đổi nhiệt độ của nước. Thông qua các bài tập này, học sinh sẽ học được cách thu thập và phân tích dữ liệu, cũng như áp dụng các kiến thức toán học vào thực tế.

Dự án thí nghiệm toán học trong giáo dục STEM THCS
Dự án thí nghiệm toán học trong giáo dục STEM THCS giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế

Khóa học giáo dục STEAM cho trẻ tại TPHCM

Ngoài việc cho trẻ tiếp cận phương pháp giáo dục STEM THCS qua các buổi học trên lớp, giáo viên và phụ huynh có thể khuyến khích, đăng ký cho trẻ tham gia các khóa học STEAM. Nên đăng ký khóa học STEAM cho trẻ ở đâu uy tín?

TOPKID là trung tâm đào tạo và cung cấp Khóa học Giáo dục STEAM cho trẻ từ 7 – 16 tuổi với sự kết hợp công nghệ AIOT, lập trình, chế tạo và ứng dụng Robotics. Khóa học giáo dục STEAM tại TOPKID sẽ giúp trẻ làm quen và thành thạo với bộ môn lập trình Robotics – AIOT.

Bên cạnh đó trẻ sẽ được học cách sử dụng, ứng dụng AI – AIOT vào đời sống và dự án học tập trên lớp. Thông qua khóa học sẽ giúp trẻ rèn luyện được 5 kỹ năng cần thiết cho tương lai theo UNICEF đó là: kỹ năng phản biện, hợp tác, giao tiếp, sáng tạo và công nghệ. 

Đăng ký tư vấn ngay Khóa học Giáo dục STEAM cho trẻ phát triển tư duy sáng tạo và cơ hội tiếp cận sớm các công nghệ hiện đại. 

Lớp học giáo dục steam cho trẻ tại TOPKID
Lớp học của khóa học giáo dục STEAM cho trẻ tại TOPKID

Hoặc đăng ký học thử miễn phí qua buổi Workshop Giáo dục STEAM cho trẻ tại TOPKID vào cuối mỗi tuần. Số lượng vé miễn phí có hạn, hãy nhanh tay đăng ký cho trẻ tham gia nhé!

Tổng kết

Giáo dục STEM THCS không chỉ mang lại nhiều lợi ích về mặt học tập mà còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm. Bên cạnh đó giáo viên cần áp dụng các phương pháp giảng dạy và tạo môi trường học tập phù hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên của TOPKID sẽ giúp bạn hiểu thêm về lợi ích và cách áp dụng phương pháp giáo dục STEM. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ với TOPKID để được giải đáp nhé!

đăng ký tư vấn ngay