Trong quyển sách “ Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” của tác giả Sara Imas, quyển sách viết về phương pháp dạy con của người Do Thái và bài học về tình yêu thương được đặt đúng chỗ đã từng viết như thế này. Dạy con cách tự lập là một phẩm chất cao quý, là “tài sản” vô giá mà ba mẹ có thế để lại cho con. Ngoài ra, dạy con tự lập là cách mà ba mẹ có thể trao cho con “chiếc cần câu” để cho con có thể tự do sáng tạo, tự làm những việc mình yêu thích. Từ đó con có thể dũng cảm, mạnh mẽ, tự tin bước trên con đường của chính con sau này.
Cách dạy con tự lập là một tư duy mà ngay từ khi trẻ còn nhỏ chúng ta cần thiết áp dụng. Những trẻ có tính tự lập sẽ có thể tự làm mọi công việc của mình mà không mang tâm lý dựa dẫm, trông chờ và kỳ vọng vào sự giúp đỡ của người khác.
Hãy cùng TOPKID tìm hiểu về cách dạy con tự lập qua bài viết dưới đây nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Toggle1.Tự lập là gì?
Tự lập ở trẻ là khả năng trẻ tự mình thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động trong cuộc sống hàng ngày mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Trẻ tự lập sẽ có khả năng tự chăm sóc bản thân, tự giải quyết vấn đề và tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Một số biểu hiện của trẻ tự lập bao gồm:
Tự ăn, tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, tự dọn dẹp đồ chơi.
Tự làm bài tập, tự chuẩn bị đồ đi học, tự đi học về.
Tự giúp đỡ người khác, tự làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
Tự tin, tự chủ, có khả năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Nếu trẻ không tự lập, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân, giải quyết vấn đề và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Trẻ sẽ trở nên phụ thuộc vào người lớn, thiếu tự tin và khó hòa nhập với xã hội.
2.Tầm quan trọng của việc dạy con tự lập
Con của chúng ta là những đứa trẻ sẽ lớn lên rất nhanh để trưởng thành, sẽ hòa nhập và tham gia đầy đủ các hoạt động để tạo nên giá trị cho cuộc sống. Qua đó, việc dạy cho con tự lập được đánh giá rất quan trọng trong việc giúp cho trẻ có khả năng tư duy độc lập hơn, không mang tâm lý phụ thuộc hoặc kỳ vọng vào bất kỳ một người nào khác.
Ba mẹ có thể rất yêu thương con, ôm ấp, bảo vệ và che chở cho con. Tuy nhiên ba mẹ đừng biến con của mình trở thành một người quá phụ thuộc vào người khác.
Những trẻ mất đi sự tự lập thường rất trông chờ vào người khác, trẻ không biết cách kiềm chế cảm xúc và chỉ biết giận dữ khi không được chấp thuận hay đồng ý. Điều này sẽ khiến cho con của bạn dễ trở thành một người “bất đắc chí” sau này.
Trẻ nhỏ phải mất một thời gian để hiểu khái niệm rõ về sự lựa chọn và đưa ra những quyết định liên quan đến chính bản thân mình, mà chúng nghĩ là tốt nhất. Bằng cách dạy con tự lập, giới thiệu những lựa chọn sớm hơn trong cuộc đời, sẽ giúp trẻ có thể bắt đầu hiểu rõ hơn về bản thân mình và hiểu điều gì sẽ thực sự khiến cho chúng hạnh phúc.
3.Vậy làm thế nào để dạy con tự lập một cách hiệu quả
Để có thể áp dụng cách dạy con tự lập sao cho hiệu quả, ba mẹ cần có sự quyết tâm và kỷ luật cao. Dưới đây là những cách dạy con tự lập mà ba mẹ có thể tham khảo:
3.1. Dạy con tự mặc quần áo mỗi ngày
Rất nhiều ba mẹ thường có tâm lý và thói quen mặc quần áo cho con nhưng không để con tự làm điều đó. Đối với những trẻ lớn hơn 3 tuổi, đây là một trong những việc mà con có thể dễ dàng tự làm mỗi ngày.
Ba mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách đặt quần áo ra ngoài và để con tự lựa chọn đồ mà con yêu thích. Tiếp theo đó, bạn phải thật sự kiên nhẫn để con tự mặc quần áo. Bởi qua việc tự mặc được quần áo, con có thể học được nhiều kỹ năng cần thiết và tính tự lập.
3.2. Dạy cho con cách tự ăn
Khi con nhất định đòi tự ăn thì đây là một dấu hiệu đáng mừng. Hầu hết những trẻ 3 tuổi trở lên đều có thể tự ăn và tự uống nước. Nếu con kén ăn, ba mẹ hãy thử làm những món ăn hấp dẫn hơn bằng cách trộn phô mai cùng với bông cải xanh. Ngoài ra, ba mẹ có thể làm cho bữa ăn thêm thú vị hơn với những món ăn mà bé có thể dùng tay như bánh mì với những hình dạng vui nhộn
3.3. Dạy cho con cách kết bạn
Khi con đã có tâm lý sẵn sàng cho những mối quan hệ đồng trang lứa chẳng hạn như kết bạn với mọi người xung quanh, ba mẹ hãy sắp xếp những buổi đi chơi ngoài trời và tạo điều kiện để con có thể tiếp xúc những nhóm bạn nhỏ. Bằng việc vui chơi với bạn bè, con cũng sẽ có cơ hội tạo ra những mối quan hệ mới.
3.4. Dạy con cách con tự đi vệ sinh
Đối với những trẻ lớn, từ khoảng 3 tuổi trở lên, trẻ đã bắt đầu hứng thú với việc sử dụng nhà tắm. Lúc này, bạn nên tạo cho con thói quen ngồi bô hoặc cho con tự sử dụng bồn cầu.
3.5. Dạy con tự lập bằng cách kiềm chế cơn giận
Khi trẻ bắt đầu có ý thức về việc bùng phát cơn giận, lúc này ba mẹ hãy cố gắng bình tĩnh nhất là đừng bao giờ la hét vào mặt con. Ba mẹ có thể bỏ qua cơn giận dữ và tiếp tục với công việc của mình. Tuy nhiên, ba mẹ có thể làm cho con cười bằng cách kể một câu chuyện vui hoặc có thể ôm con vào lòng và xoa dịu con. Đây là cách mà ba mẹ dạy cho con biết rằng, cơn giận dữ rất vô nghĩa và chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua được cơn giận dữ đó bằng tình yêu thương.
3.6. Dạy cho con tự lập bằng việc nhà
Cách dạy con tự lập đơn giản nhất là ba mẹ hãy dạy cho trẻ cách làm những việc nhà đơn giản mà trẻ có thể yêu thích như dọn dẹp đồ chơi, để quần áo sạch và bẩn đúng nơi quy định hay để chén sau khi ăn xong vào bồn rửa… Chính những việc làm nhỏ này sẽ khiến cho con cảm thấy mình là một phần quan trọng trong gia đình.
4.Lựa chọn những môn học giúp trẻ rèn luyện khả năng tự lập
Ngoài ra, để cùng con rèn luyện tính tự lập ba mẹ có thể giúp con tìm ra các bộ môn rèn luyện tư duy phù hợp cho con như: cờ vua, vẽ sáng tạo, phương pháp toán trí tuệ Soroban, lớp tiền tiểu học, các chương trình ngoại khóa, workshop… Nhờ vậy bé hào hứng hơn, tự giác hơn trong việc học và tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày
5.Những lưu ý về cách dạy con tự lập
Cuộc sống không phải lúc nào cũng trong trạng thái hạnh phúc và không phải lúc nào trẻ cũng có thể tận hưởng mọi thứ tốt đẹp xung quanh. Đôi khi, sẽ có những lúc trẻ không làm được như những gì chúng mong đợi.Nhưng nếu là một đứa trẻ được dạy đúng cách, được tư duy về tính tự lập sớm, trẻ sẽ nhận ra sai lầm của mình, tìm đến sự hỗ trợ và nhận được sự hướng dẫn để hoàn thành tốt hơn.
Lòng tự trọng là một trong những vấn đề được phát triển từ rất sớm. Khi dạy cho con cách tự lập, ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc hãy đặt niềm tin nơi trẻ, rằng trẻ có thể tự làm được dưới sự quan sát và chứng kiến của ba mẹ.
Ba mẹ hãy sẵn sàng giúp trẻ khi trẻ giải quyết những khó khăn trong quá trình trẻ tự lập. Tuy nhiên, ba mẹ hãy thật kiên nhẫn nhé.Hãy cổ vũ và động viên khi trẻ hoàn thành tốt công việc được giao.Hãy cho trẻ biết rằng chính ba mẹ cũng đang tự lập giống như trẻ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về những cách dạy con tự lập mà TOPKID mong muốn được chia sẻ đến các bậc cha mẹ. TOPKID nghĩ rằng, tài sản quý giá mà các bậc cha mẹ muốn để lại cho con không phải là tiền bạc hay vật chất, bởi khi đó, con bạn chỉ biết cách hưởng thụ và đây là vấn đề hết sức nguy hiểm. Cách tốt nhất bạn để lại giá trị cho con – hay hạt giống của bạn đó là dạy con cách tự lập, tự giác và kiềm chế được những cảm xúc bên trong con, để từ đó con có thể mạnh dạn, tự tin bước đi trên đôi chân của chính trẻ.
Liên hệ
TOPKID – Phát Triển Trẻ Toàn Diện
Với Phương châm: CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU
TOPKID tin rằng: “Mỗi trẻ đều là Thiên Tài”
TOPKID hiểu rằng: “Chất lượng học là điều Quý Phụ Huynh và Trung Tâm quan tâm”
TOPKID mong muốn: “Mỗi trẻ đều được phát huy tiềm năng tối đa”
TOPKID mong rằng: “Sự cố gắng của Giáo Viên cùng Quý Phụ Huynh sẽ mang lại kết quả mong muốn”
Hotline Tư vấn: 0868.159.179